MỘT SỐ CHI PHÍ ĐẶC THÙ CHO HÀNG NHẬP KHẨU VÀO CAMPUCHIA

Nhập khẩu vào Campuchia tồn tại một số chi phí đặc thù và một trong số đó không có hóa đơn.

1/ CAMBODIA LOCAL CHARGES

Cambodia local charges cơ bản được hiểu là phụ phí ở Campuchia, áp dụng cho tất cả lô hàng khi nhập vào thị trường này. Bao gồm:

- Cam control fee ($62.5/1st cont; $37.5/2nd cont up)

- Cam processing fee ($15/cont)

- Scanning fee ($22/$32/20’/40’)

Trong vài lần tiếp cận đầu tiên, nhiều bạn có thể sẽ có thể nhầm lẫn giữa “Cambodia local charges” với “Import local charges”. Sự khác nhau cơ bản của 2 phí này là Cambodia local charges sẽ đóng cho cơ quan nhà nước Cambodia (theo chứng từ hải quan), áp dụng có tất cả các lô hàng nhập khẩu còn Import local charges là phụ phí hãng tàu thu (theo hóa đơn hãng tàu), chỉ áp dụng khi nhập khẩu bằng đường biển. Vì vậy, khi hàng nhập khẩu vào Campuchia theo đường biển sẽ vừa chịu phí Cambodia local charges và Import local charges; khi hàng nhập khẩu vào Campuchia bằng đường bộ thì chỉ chịu phí Cambodia local charges.

 

Mẫu phiếu thu Cambodia local charges

 

2/ CUSTOMS VALUATION:

- Định nghĩa: Phí tham vấn trị giá Hải Quan, còn có tên gọi khác là Price Approval.

- Áp dụng khi: cnee không có CDC hoặc CDC chỉ được miễn thuế nhập khẩu và phải đóng VAT. Hay nói cách khác áp dụng khi cnee phải đóng thuế cho hàng nhập vào Campuchia.

- Chi phí: không giống với Việt Nam, tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Campuchia đều phải được tham vấn trị giá hải quan trước khi thông quan để hạn chế việc gian lận thương mại trong giao dịch quốc tế (khi Nhà nhập khẩu cố tình giảm trị giá tính thuế để gian lận thuế). Chi phí (xin phép mình không tiện chi tiết) tính trên cont/shipment, trên $100, dưới $1000. Đặc biệt không có hóa đơn.

=> Tốn thêm 1 khoản chi phí cho luật bất thành văn này

=> ACE FWD vận chuyển hàng sang Campuchia cũng mệt mỏi để giải thích cho khách hàng giai đoạn đầu vì hơi khác so với việc tham vấn giá Hải quan ở Việt Nam

- Địa điểm nộp hồ sơ: Customs at border, Customs at PHN airport, PHN customs house, customs at SIH port.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Invoice, PKL, Bill

+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)

+ Requested letter, Sale contract, purchase order, telegraph transfer TT (nếu yêu cầu)

- Thời gian: 1-2 ngày làm việc, có khi khoảng 3 ngày, đặc biệt là giai đoạn cuối năm/lễ/tết

(Tham khảo bài viết "Lưu ý khi nhập khẩu hàng có C/O ở Campuchia” tại đây)

3/ IMPORT PERMIT:

- Định nghĩa: Giấy phép nhập khẩu miễn thuế, còn có tên gọi khác là Customs permit.

- Áp dụng khi: Cnee có CDC miễn thuế nhập khẩu hoặc CDC miễn cả thuế nhập khẩu và thuế VAT. Nhà nhập khẩu phải làm Import permit cho mỗi lô hàng để xin trừ lùi sản lượng được ưu đãi miễn thuế trong CDC master list.

- Chi phí: được tính theo set và tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu/khu công nghiệp mà chi phí sẽ khác nhau. Ví dụ, chi phí Import permit cho mặt hàng vải của các công ty Garment là $40-$50/set.

- Địa điểm nộp hồ sơ: Phnom Penh customs house.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Invoice, PKL, Bill

+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)

+ Requested letter, Authority letter

- Thời gian: 1-2 ngày làm việc, có khi khoảng 3 ngày, đặc biệt là giai đoạn cuối năm/lễ/tết

 

Mẫu Import permit

 

4/ C/O APPROVAL

- Định nghĩa: Sự phê duyệt/chấp thuận của Hải quan Campuchia cho C/O hàng nhập khẩu

- Áp dụng khi: Nhà nhập khẩu Campuchia muốn hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hòa từ các quốc gia mà Campuchia đã ký các hiệp định song phương/đa phương. Ví dụ, Nhà nhập khẩu Campuchia nhập khẩu hàng hóa từ nước làng giềng Việt Nam, nếu Nhà nhập khẩu muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo hiệp định ATIGA thì Nhà nhập khẩu cần trình hồ sơ nhập khẩu kèm C/O form D (do Việt Nam phát hành) để Hải quan Campuchia kiểm duyệt.

- Chi phí: tính theo từng bộ C/O cho mỗi lần nhập khẩu

- Địa điểm nộp hồ sơ: Phnom Penh customs house

- Hồ sơ bao gồm:

+ C/O bản gốc

+ Invoice, PKL, Bill

+ VAT certificate, patent, authorized letter, national ID or passport of owner or representative (kiểu như giấy phép đăng ký kinh doanh)

+ Requested letter, Authority letter

 

Mẫu C/O Approval

 

5/ NEW IMPORTER

- Định nghĩa: Phí dành cho Nhà nhập khẩu mới.

- Áp dụng khi: Doanh nghiệp Campuchia nhập lô hàng đầu tiên ở nước ngoài về Campuchia.

- Chi phí: trước 2018 chi phí này sẽ được tính cho 3 lần nhập khẩu tiên, nhưng hiện nay chỉ tính cho lần đầu duy nhất.

- Địa điểm nộp hồ sơ: Phnom Penh customs house.

- Hồ sơ gồm: Tất cả chứng từ nhập khẩu của lô hàng.

- Lưu ý: Hải quan có thể mời chủ doanh nghiệp lên để phỏng vấn.

 

Nhóm tác giả VCF

 

 

Mr. Phước (Barney): 0902 76 79 79          Skype: barneylee.logs

Mr. Hùng (Howard):  0988 98 58 54          Skype: tcl-howard

 

Bài viết liên quan

LƯU Ý KHI NHẬP HÀNG CÓ C/O FORM D, FORM E Ở CAMPUCHIA

Việc sử dụng C/O form D/form E khi nhập khẩu ở Campuchia sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu tiết kiệm khá nhiều chi phí nhờ vào thuế suất ưu đãi từ các hiệp định Song phương/Đa phương.

PHÂN LOẠI NHÀ NHẬP KHẨU Ở CAMPUCHIA VÀ CÁC LƯU Ý

Khác với Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu vào Campuchia cơ bản sẽ được phân thành 3 dạng tùy theo mức độ đóng thuế và tương ứng với 3 hình thức Nhà nhập khẩu (Cnee) được miêu tả chi tiết bên dưới.

SO SÁNH ƯU/NHƯỢC ĐIỂM HÀNG FCL TỪ HCM SANG PHNOM PENH BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi lô hàng (thời gian nhận hàng/sản lượng/chi phí đề ra) và tính chất doanh nghiệp (về hoàn thuế) mà Nhà xuất khẩu nên cân nhắc lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp (đường bộ hoặc đường thủy) nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

THUẾ NHẬP KHẨU Ở CAMPUCHIA VÀ CÁC LƯU Ý

Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách tính thuế cho hàng nhập khẩu vào Campuchia

CÁC NGÀY NGHỈ LỄ Ở CAMPUCHIA NĂM 2018

Quốc gia Phật giáo này có rất nhiều ngày nghỉ lễ trong năm so với Việt Nam. Do đó Anh/Chị/Em nào là hàng xuất khẩu sang thị trường này cần nắm lịch nghỉ để sắp xếp làm hàng hợp lý.

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG TỪ VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Bài viết nêu ra vai trò của từng bên trong suốt quá trình thực hiện một lô hàng xuất khẩu từ HCM/Bình Dương/Long An/Đồng Nai/Tây Ninh..., Việt Nam sang Phnom Penh/Kandal/Takeo/Kampong Chham, Sihanouk..., Cambodia.

Chat Live Facebook