KẾ HOẠCH 19 TỶ USD ĐẠI TU NGÀNH LOGISTICS

Campuchia dự kiến ​​sẽ triển khai các dự án với tổng trị giá 19 tỷ USD nằm trong kế hoạch tổng thể ngành logistics trong 7 năm tới với tầm nhìn trở thành trung tâm hậu cần kho vận phục vụ cho tiểu vùng Mekong lớn hơn cũng như Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Các phương tiện đang di chuyển trên một xa lộ tại Campuchia

 

Bộ trưởng Bộ Giao thông và Công cộng, ông Sun Chanthol cho biết kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và Việt Nam là hơn 10 tỷ đô la mỗi năm nhưng việc vận chuyển không đi qua Campuchia. “Vậy làm thế nào chúng ta có thể thay đổi điều này và cho họ (thương mại Việt Nam và Thái Lan) sử dụng dịch vụ vận tải thông qua Campuchia, và chúng ta có thể hưởng lợi từ điều đó. Kế hoạch tổng thể có thể được hướng đến mục tiêu này”, ông Chanthol phát biểu trong buổi ra mắt dự án quy hoạch tại Phnom Penh.

 

Kế hoạch tổng thể được phát triển bởi các bên liên quan của Campuchia với Ngân hàng Thế giới World Bank và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Japanese International Cooperation Agency (JICA), đã được ấp ủ trong hai năm qua, điển hình là việc thành lập Hội đồng Logistics Quốc gia của Campuchia National Logistics Council of Cambodia và Ủy ban Chỉ đạo Hậu cần Quốc gia National Logistics Steering Committee.

 

“Sau hai năm làm việc vất vả, chúng tôi đã gặt hái được thành quả lao động của mình - chúng tôi đã hoàn thành và xuất bản Báo cáo Nghiên cứu Logistics Quốc gia. Tôi cho rằng báo cáo này không chỉ toàn diện mà còn làm nổi bật 25 chương trình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho ngành Logistics tại Campuchia. "Báo cáo cũng đưa ra 75 đề xuất cụ thể được bổ sung bởi các cơ quan và chính quyền có liên quan trong 7 năm tới để đảm bảo kế hoạch tổng thể có thể được thực hiện với chi phí 19 tỷ USD", ông Chanthol nói thêm. Bên cạnh đó, kế hoạch tổng thể ngành logistics sẽ cần phải phù hợp với quy hoạch giao thông để giúp nó trở nên cạnh tranh và tiết kiệm chi phí hơn.

Ông Sun Chanthol, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Công cộng Campuchia

 

Ông Chanthol nói rằng, trong những năm qua, nhiều kế hoạch khác nhau đã được thực hiện bởi các đối tác phát triển, bao gồm cả đường cao tốc, mạng lưới đường bộ, cũng như đường sắt và đường thủy. “Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa kết hợp các nghiên cứu này vào quy hoạch giao thông hoàn chỉnh. Những gì chúng tôi đang làm hôm nay là bổ sung quy hoạch tổng thể logistics. Vì vậy, điều quan trọng là phải thu thập những thông tin đã được cung cấp để bổ sung cho quy hoạch tổng thể logistics, ”ông nói thêm. Ông trích dẫn các dự án đang triển khai như dự án ống dẫn hay dự án mở rộng Quốc lộ 5 từ Phnom Penh đến Battambang, Sisophon, và Poipet, dự án Quốc lộ 1 (hay còn gọi là Đường Xuyên Á) kết nối Trung Quốc với Campuchia, những dự án làm cho ngành logistics địa phương trở nên cạnh tranh hơn.

 

“Khi đất nước chúng ta đang có những bước đi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là ở thành phố biển Sihanoukville, ngành xây dựng đang phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu về quy hoạch tổng thể cho Sihanoukville, Siem Reap, Kampong Speu, và một nghiên cứu mới cho Kampot vì tôi tin rằng, trong một thời gian ngắn nữa thôi, bạn sẽ thấy nhiều công trình xây dựng ở Kep và Kampot, vì vậy tốt hơn hết chúng ta cần bắt đầu xây dựng kế hoạch từ bây giờ, ”ông Chanthol nói thêm.

 

Ông cũng hy vọng quy hoạch tổng thể logistics sẽ được thực hiện với sự tham gia của các đối tác hiện thời (JICA và Ngân hàng Thế giới) và khu vực tư nhân. “Chúng ta không thể và sẽ không để báo cáo mãi nằm trên giấy. Chúng ta phải thực hiện nó ... vì chúng ta có thể thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tạo việc làm cho người dân của chúng ta. Nhưng chi phí tài trợ là rất lớn, chúng ta đang nói về 19 tỷ USD trong bảy năm tới. “Vì vậy, tôi kêu gọi các đối tác tham gia thực hiện quy hoạch tổng thể logistics. Chúng tôi không thể làm điều đó một mình. Chính phủ Campuchia sẽ không có đủ vốn để thực hiện tất cả các dự án này bằng ngân sách quốc gia, ”ông nói thêm.

 

Theo Khmer Times

Bài viết liên quan

CAMPUCHIA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CHO 29 MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM

Lễ ký Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong thời gian tới.

HÒA BÌNH XÂY MỘNG LỚN Ở CAMPUCHIA

Quốc gia láng giềng Campuchia ngày càng thu hút các doanh nghiệp Việt nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan và dân số trẻ.

TIÊU CAMPUCHIA ĐẮT GẤP 3 LẦN TIÊU VIỆT

Tiêu đen Kampot của Campuchia giá 15 USD một kg, Thái Lan 6 USD, còn Việt Nam chỉ 5,04 USD mỗi kg.

VIỆT NAM - CAMPUCHIA THÔNG XE CẶP CỬA KHẨU THỨ 6

Ngày 19/7, cặp cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) và O Ya dav (tỉnh Ratanakiri) đã được Chính phủ hai nước tổ chức thông xe.

KHÁNH THÀNH CẦU LONG BÌNH – CHREY THOM NỐI HAI TỈNH AN GIANG (VIỆT NAM) VÀ KANDAL (CAMPUCHIA)

Ngày 24- 4, tại tỉnh Kandal, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ nước CHXH Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen đã dự, cắt băng khánh thành Long Bình - Chrey Thom nối liền hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia). Công trình này là một biểu tượng, một minh chứng sống động của mối quan hệ..

CDC THÔNG QUA DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP TẠI KAMPONG SPEU

Một dự án xây dựng nhà máy chế biến thép trị giá 31 triệu USD tại tỉnh Kampong Speu đã được chính phủ thông qua gần đây, theo thông báo của Hội đồng Phát triển Campuchia hồi đầu tuần này.

Chat Live Facebook