LOGISTICS THAY ĐỔI NHƯNG VẪN THẤY ÍT HI VỌNG
Những người trong ngành Logistics vẫn chưa thấy dấu hiệu về việc xuất nhập khẩu tăng đáng kể vào đầu năm 2021 nhưng hy vọng sẽ thấy sự thay đổi đó khi việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được mở rộng trong nước và khu vực.
Ông Sin Chanthy, chủ tịch Hiệp hội Logistics Campuchia (CLA), đồng tình rằng hoạt động trong lĩnh vực này vẫn chưa được cải thiện do nhu cầu vẫn trì trệ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng một số mặt hàng xuất khẩu của Campuchia, bao gồm các mặt hàng nông nghiệp, điện tử và xe đạp đã tăng lên đáng kể. Ông cho biết có những hy vọng về việc thiết lập lại theo hướng cải thiện nhẹ và giữ vững vào giữa năm khi việc tiêm chủng tiến hành khắp khu vực. Ông nói thêm rằng điều này sẽ kích hoạt nhu cầu tăng lên và hoạt động trong lĩnh vực logistics sẽ tăng song song. Bên cạnh đó, ông chỉ ra rằng các vấn đề trong vận tải hàng không có thể tiếp tục trong tương lai gần.
Trong đại dịch, 20-30% các công ty thành viên báo cáo hoạt động của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông Chanthy lưu ý rằng một số thành viên sắp đóng cửa, một số khác tạm ngừng hoạt động kinh doanh và một số hoạt động cầm chừng. Ông Chanthy báo cáo hiện tại, một số hoạt động vận chuyển qua biên giới giữa Campuchia - Việt Nam và Campuchia - Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt được thiết kế để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona. Các biện pháp được áp dụng để hàng hóa đi qua biên giới mất nhiều thời gian hơn - trong một số trường hợp có thể lên đến 2-3 ngày.
Ông Im Phal, giám đốc điều hành của công ty giao nhận hàng hóa OBS Logistics Co Ltd, cho biết năm ngoái, công việc kinh doanh của ông đã sụt giảm đáng kể, từ 30% đến 50%. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nó đã phục hồi nhẹ trong thời điểm này. Ông Phal cho biết: “Điều thúc đẩy sự phục hồi nhẹ của công việc kinh doanh là 20% khách hàng chiếm 80% doanh thu của chúng tôi”. Ông nói thêm rằng công ty của ông chỉ tập trung vào vận chuyển các sản phẩm như thực phẩm và đồ uống, đồ điện tử và túi du lịch, những lĩnh vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch như những lĩnh vực khác. Ông nói thêm rằng năm 2021 đang tiến từng bước và sẽ mất nhiều năm để đánh giá tác động đầy đủ của năm 2020 và cần nhiều thời gian là trở lại bình thường. Hoạt động kinh doanh về cơ bản vẫn trì trệ.
Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) cho biết trong một báo cáo được công bố vào đầu năm nay rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Vương quốc này đã tăng 15,9% so với 2020 do xuất khẩu vàng, điện tử, xe đạp, gạo xay và cao su tăng. Báo cáo cũng chỉ ra xuất khẩu các sản phẩm may mặc giảm 7,8%. Tổng nhập khẩu sang Campuchia giảm 10,1% vào năm 2020 sau khi tăng 18,3% vào năm 2019 so với số liệu năm 2018. Nhập khẩu giảm là do nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các nhà cung cấp nước ngoài giảm dần để sử dụng trong các ngành may mặc, giày dép, xây dựng, ô tô và nhiên liệu.
Ông Chandara Chea, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics, đồng ý rằng đầu năm 2021, hoạt động logistics có rất ít thay đổi. Ông lưu ý rằng mùa cao điểm truyền thống của ngành hậu cần là từ tháng 7 đến tháng 11. Ông cho biết thêm, sau Tết Nguyên đán, hoạt động xuất nhập khẩu im ắng vì hầu hết các nhà đầu tư ở Campuchia mới bắt đầu kinh doanh hoặc hoạt động sau kỳ nghỉ lễ đó. Như vậy, từ tháng Giêng đến tháng Hai, công việc kinh doanh vẫn chậm nhưng từ tháng Ba đến tháng Mười Một sẽ hoạt động trở lại.
COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương, nhưng đối với thương mại xuyên biên giới, nếu các thỏa thuận mua bán được ký kết, xuất khẩu và nhập khẩu vẫn hoạt động bình thường. Ông lưu ý rằng một khi có nhiều người mua hơn, thì năng lực sản xuất sẽ tăng lên và nhập khẩu nguyên vật liệu cũng sẽ tăng theo.
Theo Khmer Times
Bài viết liên quan
CAMPUCHIA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CHO 29 MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM
Lễ ký Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong thời gian tới.
HÒA BÌNH XÂY MỘNG LỚN Ở CAMPUCHIA
Quốc gia láng giềng Campuchia ngày càng thu hút các doanh nghiệp Việt nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan và dân số trẻ.
TIÊU CAMPUCHIA ĐẮT GẤP 3 LẦN TIÊU VIỆT
Tiêu đen Kampot của Campuchia giá 15 USD một kg, Thái Lan 6 USD, còn Việt Nam chỉ 5,04 USD mỗi kg.
VIỆT NAM - CAMPUCHIA THÔNG XE CẶP CỬA KHẨU THỨ 6
Ngày 19/7, cặp cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) và O Ya dav (tỉnh Ratanakiri) đã được Chính phủ hai nước tổ chức thông xe.
KHÁNH THÀNH CẦU LONG BÌNH – CHREY THOM NỐI HAI TỈNH AN GIANG (VIỆT NAM) VÀ KANDAL (CAMPUCHIA)
Ngày 24- 4, tại tỉnh Kandal, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ nước CHXH Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen đã dự, cắt băng khánh thành Long Bình - Chrey Thom nối liền hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia). Công trình này là một biểu tượng, một minh chứng sống động của mối quan hệ..
CDC THÔNG QUA DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP TẠI KAMPONG SPEU
Một dự án xây dựng nhà máy chế biến thép trị giá 31 triệu USD tại tỉnh Kampong Speu đã được chính phủ thông qua gần đây, theo thông báo của Hội đồng Phát triển Campuchia hồi đầu tuần này.