WORLDBRIDGE SẼ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH SME ECO PARK ĐẦU TIÊN TẠI CAMPUCHIA

Khu công nghiệp đầu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Campuchia sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10 này tại tỉnh Kandal, cách trung tâm Phnom Penh 12 km. SME Eco Park, hay SME Cluster Zone có diện tích 4ha tại huyện S’ang sẽ chuyên về chế biến thực phẩm và đồ uống, theo thông tin từ tập đoàn Worldbridge, đơn vị đứng sau dự án.

 

Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ được tiếp cận với các dịch vụ đóng gói và logistic, theo ông Sear Rithy, chủ tịch của Worldbridge. Ngoài ra các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn đối với nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. Ông Rithy cho biết thêm rằng Worldbridge cũng sẽ mở các khóa đào tạo cho các doanh nhân trẻ đang bắt đầu khởi nghiệp

 

Worldbridge mong muốn sẽ tạo ra các cụm SME tại nhiều khu vực tiềm năng tại Campuchia, và dự định xây dựng cụm tiếp theo sẽ nằm ở Sihanoukville. Cụm SME về bản chất có quy mô nhỏ hơn Đặc khu kinh tế, nhưng có khả năng mở rộng nó trong tương lai nếu cần thiết. Việc xây dựng SME Eco Park đã được bắt đầu vào đầu năm ngoái, sau khi biên bản ghi nhớ giữa Worldbridge và Bộ Công nghiệp và Thủ công được ký kết vào cuối năm 2016.

 

Ông Rithy chia sẻ rằng SME Eco Park của ông sẽ làm thí điểm cho một chương trình được Bộ Công nghiệp và Thủ công công bố vào năm 2016 nhằm xây dựng các khu công nghiệp tương tự tập trung vào các tỉnh để tăng cường sản xuất trong nước và tăng tiêu chuẩn sản xuất.

 

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cham Prasidh cho biết nếu dự án SME Eco Park của Worldbridge thành công, đây sẽ là tiền đề rất quan trọng để chứng minh sáng kiến ​​về khu công nghiệp SME của Bộ sẽ thành công. Ngài bộ trưởng tin rằng các khu công nghiệp sẽ giúp các sản phẩm của Campuchia tiếp cận được nhiều thị trường trong khu vực và toàn cầu hơn. Điều này phần lớn sẽ đến từ việc tăng thêm giá trị cho nguồn nguyên liệu nông nghiệp phong phú của đất nước, đồng thời cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

 

Theo Bộ Công nghiệp và Thủ công, có 530.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Campuchia, trong đó số doanh nghiệp có ít hơn 10 lao đông chiếm đến 97%, do đó được phân loại là doanh nghiệp siêu nhỏ.

 

Theo Khmer Times

Bài viết liên quan

CAMPUCHIA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU CHO 29 MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM

Lễ ký Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong thời gian tới.

HÒA BÌNH XÂY MỘNG LỚN Ở CAMPUCHIA

Quốc gia láng giềng Campuchia ngày càng thu hút các doanh nghiệp Việt nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan và dân số trẻ.

TIÊU CAMPUCHIA ĐẮT GẤP 3 LẦN TIÊU VIỆT

Tiêu đen Kampot của Campuchia giá 15 USD một kg, Thái Lan 6 USD, còn Việt Nam chỉ 5,04 USD mỗi kg.

VIỆT NAM - CAMPUCHIA THÔNG XE CẶP CỬA KHẨU THỨ 6

Ngày 19/7, cặp cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) và O Ya dav (tỉnh Ratanakiri) đã được Chính phủ hai nước tổ chức thông xe.

KHÁNH THÀNH CẦU LONG BÌNH – CHREY THOM NỐI HAI TỈNH AN GIANG (VIỆT NAM) VÀ KANDAL (CAMPUCHIA)

Ngày 24- 4, tại tỉnh Kandal, Campuchia, Thủ tướng Chính phủ nước CHXH Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen đã dự, cắt băng khánh thành Long Bình - Chrey Thom nối liền hai tỉnh An Giang (Việt Nam) và Kandal (Campuchia). Công trình này là một biểu tượng, một minh chứng sống động của mối quan hệ..

CDC THÔNG QUA DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP TẠI KAMPONG SPEU

Một dự án xây dựng nhà máy chế biến thép trị giá 31 triệu USD tại tỉnh Kampong Speu đã được chính phủ thông qua gần đây, theo thông báo của Hội đồng Phát triển Campuchia hồi đầu tuần này.

Chat Live Facebook